sgtourism176
New member
Thổ địa đưa ra khung giờ an toàn cho bạn đi trong khung giờ ấy. Bạn lưu ý khi đi bạn nên canh thời gian về lại đất liền trước khi hết khung giờ. Để đảm bảo an toàn cho bạn nhé. Thời gian an toàn để đi bộ qua Hòn Bà dựa trên lịch nước rút tháng 05/2023:
THỨ | NGÀY | KHUNG GIỜ ĐI RA ĐƯỢC HÒN BÀ |
---|---|---|
Thứ Hai | 06/05/2023 | 6h00 - 10h45 |
Thứ Ba | 07/05/2023 | 6h30 - 11h15 |
Thứ Tư | 08/05/2023 | 7h15 - 11h30 |
Thứ Năm | 09/05/2023 | 7h55 - 11h45 |
Thứ Sáu | 10/05/2023 | 9h30 - 11h30 |
Thứ Bảy -> Thứ Tư | 11 -> 14/05/2023 | không đi được |
Thứ Năm | 16/05/2023 | 2h00 - 5h00 |
Thứ Sáu | 17/05/2023 | 2h30 - 7h15 |
Thứ Bảy | 18/05/2023 | 3h15 - 8h45 |
Chủ Nhật | 19/05/2023 | 4h00 - 9h45 |
Thứ Hai | 20/05/2023 | 4h50 - 10h30 |
Thứ Ba | 21/05/2023 | 5h45 - 11h15 |
Thứ Tư | 22/05/2023 | 6h30 - 11h30 |
Thứ Năm | 23/05/2023 | 7h45 - 11h45 |
Thứ Sáu | 24/05/2023 | 9h30 - 11h30 |
Thứ 7 -> Thứ 3 | 25 -> 28/05/2023 | không đi được |
Xem bảng trên chắc hẳn bạn đã xác định được lịch nước rút Hòn Bà Vũng Tàu hôm nay có đi được hay không rồi. Khung thời gian chia sẻ từ cộng đồng Yêu Vũng Tàu. Thổ địa sẽ tranh thủ update lịch nước rút Hòn Bà Vũng Tàu hàng tháng ở bài này, mọi người nhớ follow từng tháng để lên lịch đi nha.
Đặt tour tham quan Hòn Bà ngay: https://sgtourism.vn/tour/tour-vung-tau-2-ngay-1-dem/
https://sgtourism.vn/tour/tour-vung-tau-1-ngay/
Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ gần mũi Nghinh Phong, từ chân núi Nhỏ đến Hòn Bà khoảng chừng 200m. Đứng trên đỉnh núi Nhỏ ở khu vực trước khi lên tượng Đức Chúa Giang Tay nhìn ra biển là thấy ngay một hòn đảo nhỏ cách bờ không xa. Còn đứng trên vai tượng Chúa, bạn có thể nhìn bao quát cả Hòn Bà Vũng Tàu.
Đảo nhỏ, chỉ mất khoảng 15 phút là có thể tham quan hết đảo. Trên đảo có một ngôi miếu nhỏ gọi là miếu Bà nên Hòn Bà còn là địa điểm tâm linh thu hút khách hành hương không chỉ của Vũng Tàu mà còn của những khu vực lân cận.
Hòn Bà Vũng Tàu ở đâu? Hôm nay có đi được không?
Bạn đi men theo dọc đường Thùy Vân (Bãi Sau), đến gần dốc Con Rồng, đối diện Tượng Chúa Giang Tay sẽ là Hòn Bà.
Hòn Bà Vũng Tàu Thờ Ai?
Theo Báo Bà Rịa Vũng Tàu
Vào cuối thế kỷ XVIII (1781), trên đảo tạo lập ngôi miếu nhỏ thờ Thủy Long thần nữ – người giữ vai trò điều hòa khí hậu sao cho mưa thuận gió hòa để ngư dân yên ổn làm ăn, ra khơi đánh cá được thuận lợi và nhiều may mắn.
Bởi vậy, miếu có tên là miếu Bà, hay còn gọi là Hòn Bà. Bà ở đây ý chỉ vị Thủy Long thần nữ. Trải qua hơn 200 năm, dân làng Thắng Tam đã nhiều lần đóng góp kinh phí, sửa chữa trùng tu tôn tạo trở thành nơi thờ phụng khang trang.
Cách đi Hòn Bà Vũng Tàu – Những Điều Cần Lưu Ý
Cách đi Hòn Bà Vũng Tàu cũng đơn giản. Bạn gửi xe ở giữa dốc Thùy Vân hoặc ngay chân dốc Thùy Vân rồi đi bộ ra sát biển. Vì Hòn Bà Vũng Tàu ngày càng nổi tiếng nên không sợ thiếu chỗ giữ xe đâu. Từ bãi xe đi bộ trên cát mất khoảng 10 phút rồi mất thêm 10 – 15 phút nữa đi trên con đường rẽ biển để đến miếu Hòn Bà.
Có thể bạn quan tâm: chương trình tour phan thiết 3 ngày 2 đêm
Mấu chốt ở đây là không phải lúc nào con đường cũng xuất hiện để bạn ung dung dạo bước. Vào những ngày nước lớn, cách duy nhất để qua Hòn Bà là đi thuyền.
Còn muốn đặt chân lên con đường đá gập ghềnh, nước lấp xấp hai bên thì không còn cách nào khác là phải “canh me”. Thông thường, vào hai ngày 14 và 15 âm lịch hằng tháng, con đường lại hiện lên, tách lối từ bãi biển đến Hòn Bà vào khoảng tầm 17 giờ, lúc này bạn có thể dễ dàng đi bộ ra thăm đảo và miếu Bà.
Xem thêm: tour du lịch phan thiết 2 ngày 1 đêm
Nổi Bật: Nếu bạn đi du lịch theo nhóm hoặc đi gia đình cần nơi ở tiện nghi, có thể thuê biệt thự Vũng Tàu nguyên căn theo ngày, đây cũng là hình thức lưu trú mới, hiện đại & “chanh xả” trong thời điểm gần đây.
Cần lưu ý: Những hòn đá trên “con đường huyền thoại” có rất nhiều cạnh sắc nhọn và dễ trơn trượt do đây là nơi hàu bám vào trong những ngày con đường ngập nước. Vì vậy, bạn nên đi giày và di chuyển cẩn thận để tránh bị thương nhé.