Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc nắm bắt vòng đời của sản phẩm và thực hiện chiến lược tiếp thị hỗn hợp cho từng giai đoạn là rất quan trọng. Vậy, mỗi giai đoạn sẽ có những chiến lược marketing tương ứng nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm
Việc nghiên cứu chu kỳ sống có vai trò rất quan trọng, trong quá trình hình hình thành sản phẩm, đến khi tạo ra sản phẩm mới thay thế, ý nghĩa của việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm có 2 vai trò chính như sau:Quyết định thời điểm phát triển sản phẩm
- Một sản phẩm dù có tốt, mức độ thỏa mãn người tiêu dùng cao, nhưng rồi nó cũng dần suy thoái.- Chính vì vậy doanh nghiệp luôn cần nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm, tung sản phẩm mới ra thị trường, vào thời điểm mà các sản phẩm cũ không còn mang lại lợi nhuận mong muốn cho công ty.
- Các doanh nghiệp lớn hiện nay đều hướng tới tạo dựng bộ phận R&D (Research and Development) chất lượng, các doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu sản phẩm mới, khi sản phẩm cũ ở giai đoạn phát triển.
Loại bỏ và thay thế sản phẩm
- Khi người tiêu dùng không còn ưa thích sản phẩm cũ, mức độ thỏa mãn nhu cầu thấp, từ đó làm giảm thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường, tạo ra nguy cơ đẩy doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản.- Việc loại bỏ các sản phẩm cũ, là quyết định đúng đắn khi người tiêu dùng tìm các sản phẩm thay thế, việc đổi mới sản phẩm giúp người tiêu dùng có nhiều trải nghiệm, mang lại sự hài lòng. Từ đó có thể thúc đẩy doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
4 chiến lược marketing hiệu quả theo 4 giai đoạn sống của sản phẩm
Trong mỗi giai đoạn ở vòng đời của sản phẩm có từng đặc điểm riêng, vì thế cần những chiến lược Marketing mix đúng đắn cho mỗi giai đoạn, để phát huy hết khả năng của sản phẩm. Đó là những chiến lược marketing nào? GoSELL sẽ thông tin cụ thể của bạn ngay bên dưới:Giai đoạn triển khai sản phẩm/dịch vụ
Giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sống của sản phẩm, cần đưa ra những chiến lược marketing phù hợp để đưa sản phẩm ra thị trường:- Sản phẩm: tiếp tục phân tích, đánh giá, kiểm tra chất lượng, hiệu chỉnh sản phẩm. Và chuẩn bị kế hoạch gia tăng khối lượng sản xuất.
- Giá: Sử dụng chiến lược giá hớt váng hoặc thâm nhập.
- Phân phối: Chọn lọc kỹ càng các kênh phân phối cho sản phẩm.
- Xúc tiến: Hướng đến khách hàng tiên phong. Sử dụng quảng cáo thông tin và khuyến mãi.
- Nhân sự: Chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng phải được đào tạo hiểu sâu về sản phẩm.
- Quy trình: Hoàn thiện kênh phân phối, đại lý chinh nhánh đưa sản phẩm đến thị trường.
- Cơ sở vật chất: Khảo sát ý kiến, trải nghiệm của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm.
Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng, là giai đoạn sản phẩm chỉ mới tiếp được người tiêu dùng. Các chiến lược tiếp thị nên dùng trong giai đoạn này gồm:- Sản phẩm: nâng cao đặc tính sử dụng, cải tiến kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Có sự chuẩn bị cho sản phẩm bước vào giai đoạn 3.
- Giá: Thực hiện giảm giá để thu hút khách hàng.
- Phân phối: Mạnh và mở rộng; dự trữ đủ hàng để cung ứng.
- Xúc tiến: quảng cáo thuyết phục và các biện pháp kích thích tiêu thụ. Xây dựng hình ảnh thương hiệu, bao bì chỉnh chu cho sản phẩm.
- Nhân sự: Đảm bảo sự nhanh nhẹn, chu đáo chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.
- Quy trình: Nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối, đưa sản phẩm đến thị trường nhanh hơn.
- Cơ sở vật chất: Đảm bảo, nâng cao hệ thống sản xuất sản phẩm.
Giai đoạn bão hòa
- Sản phẩm: cải tiến chất lượng, kiểu dáng, bao bì, đa dạng nhãn hiệu. Dự báo khoảng thời gian lão hóa của sản phẩm và phương án sản phẩm mới.- Giá: Phù hợp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
- Phân phối: Phát triển kênh phân phối mạnh hơn nữa.
- Xúc tiến: Quảng cáo thuyết phục và nhắc nhở; khuyến mãi và tăng dịch vụ khách hàng đến những khách hàng mới.
- Nhân sự: Đảm bảo chất lượng, tuyển thêm nhân sự mới, đây là giai đoạn đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
- Quy trình: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng lúc, không nên lựa chọn lại kênh phân phối.
- Cơ sở vật chất: Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.
>>> Tìm hiểu thêm: Kênh phân phối là gì? Top 5 mô hình kênh phân phối hiện nay.
Giai đoạn suy thoái
Chiến lược marketing mix áp dụng cho giai đoạn suy thoái của chu kỳ sống sản phẩm:- Sản phẩm: thu hẹp chủng loại, loại bỏ những mặt hàng không hiệu quả và chuẩn bị cho sản phẩm mới ra thị trường
- Giá: Giảm hơn nữa để thu hồi vốn
- Phân phối: Chọn lọc lại hệ thống kênh phân phối và loại bỏ những kênh không hiệu quả.
- Xúc tiến: Giảm giá đến mức thấp nhất có thể.
- Nhân sự: Tìm ra các yếu tố cần có của một nhân sự đối với công việc, sản phẩm.
- Quy trình: Phân phối sản phẩm ở các kênh hiệu quả nhất.
- Cơ sở vật chất: Địa chỉ, thương hiệu uy tín, tin cậy trong mắt khách hàng.